TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live

Admin

TTL (Time to live) là thông số kỹ thuật biểu thị thời gian tồn tại của một gói dữ liệu trước khi bị xóa trên internet, đảm bảo gói tin ấy không tồn tại vĩnh viễn và gây ra tắc nghẽn hệ thống. Trong bài viết này MONA Host chia sẻ sâu hơn TTL là gì, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của TTL trong các hệ thống mạng hiện đại, cùng theo dõi nhé.

TTL (viết tắt của Time To Live) là thuật ngữ chuyên ngành được dùng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. TTL biểu thị thời gian tồn tại của gói tin (packet) lưu trữ trong bộ nhớ đệm trước khi bị xóa bỏ vĩnh viễn. TTL là thuật ngữ thường sử dụng trong CDN Caching và DNS Caching. TTL thường được tính bằng giây hoặc theo số bước nhảy (hops), nếu số càng lớn thời gian lưu trữ sẽ lâu hơn.

TTL là gì?

Khi dữ liệu được truyền đi, giá trị TTL sẽ giảm dần sau mỗi lần đi qua một thiết bị mạng, chẳng hạn như bộ định tuyến. Nếu giá trị TTL giảm về 0, dữ liệu đó sẽ bị loại bỏ, không tiếp tục được truyền đi nữa. Người gửi có thể tùy chỉnh giá trị TTL theo mục đích của mình. Ví dụ, nếu muốn dữ liệu được truyền đi trong khoảng thời gian ngắn hơn, giá trị TTL có thể được đặt thấp hơn. Ngược lại nếu muốn packet truyền đi nhanh hơn, bạn đặt giá trị TTL cao hơn. TTL network là một cơ chế quan trọng trong việc quản lý lưu lượng mạng, giúp ngăn chặn hiện tượng dữ liệu bị lưu thông mãi mà không đến đích.

Cách thức hoạt động của TTL

Trên thực tế, TTL (Time to Live) là điểm mấu chốt trong quá trình truyền tải dữ liệu qua mạng Internet. Khi một gói tin được tạo ra, nó không thể di chuyển vô thời hạn từ thiết bị này sang thiết bị khác, do đó cần có cơ chế giới hạn thời gian hoạt động. TTL đóng vai trò xác định giới hạn này nhằm ngăn chặn các gói tin “lạc đường” hoặc bị quay vòng vô tận trong mạng.

Cách thức hoạt động của TTL

TTL được thiết kế để đảm bảo mỗi gói tin chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi lần gói tin đi qua từ router này đến một router khác, giá trị TTL sẽ giảm đi một đơn vị. Khi giá trị này về 0, gói tin sẽ bị loại bỏ nhằm tránh lãng phí tài nguyên mạng và quản lý hiệu quả luồng dữ liệu.

Một số lệnh mạng phổ biến như ping và traceroute đều tận dụng TTL để kiểm tra kết nối và xác định đường đi của gói tin. Lệnh traceroute được sử dụng phổ biến hơn bởi người dùng có thể theo dõi chi tiết quá trình di chuyển của gói tin qua các điểm mạng khác nhau, qua đó xác định được vị trí của các router trung gian trong quá trình truyền tải.

Khi nào Time to live được sử dụng?

Ngoài việc được ứng dụng để giới hạn thời gian tồn tại của các packet qua mạng, Time to live (TTL) còn có vai trò tối ưu hóa các dịch vụ mạng hiện đại, đặc biệt là với việc quản lý bộ nhớ cache. TTL đảm bảo dữ liệu được lưu trữ chỉ trong một khoảng thời gian cụ thể trước khi hệ thống tự động làm mới hoặc xóa bỏ. Điều này rất quan trọng đối với các hệ thống đòi hỏi tính ổn định và hiệu suất cao.

Ví dụ, TTL được sử dụng trong bộ nhớ cache của các hệ thống mạng phân phối nội dung (CDN), giúp xác định thời gian nội dung được giữ trong cache trước khi cần làm mới từ server gốc. Giúp giảm tải băng thông cho server chính và đảm bảo người dùng luôn truy cập vào nội dung được tối ưu về tốc độ. Cài đặt TTL phù hợp giúp CDN phục vụ người dùng nhanh chóng mà không cần yêu cầu server gốc liên tục.

Trong hệ thống DNS, TTL được sử dụng để xác định khoảng thời gian mà một DNS record có thể được giữ lại trong cache của server trước khi yêu cầu thông tin mới từ DNS server có thẩm quyền. Hỗ trợ tối ưu hóa hiệu suất truy cập và giảm thời gian tra cứu DNS, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng khi duyệt web.

Tại sao TTL lại quan trọng?

Khi một trang web hoặc dịch vụ trực tuyến hoạt động, tốc độ và tính ổn định là điều kiện tiên quyết để giữ chân người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang. Dưới đây là một vài tính năng quan trọng nổi bật của TTL, cụ thể như:

Ngăn chặn vòng lặp định tuyến

TTL ngăn chặn các gói tin di chuyển vô hạn trong trường hợp xảy ra vòng lặp. Vòng lặp định tuyến có thể xảy ra nếu các bộ định tuyến có lộ trình không chính xác. Giá trị TTL về 0 các gói dữ liệu sẽ bị loại bỏ nhằm tránh tắc nghẽn, duy trì hiệu suất và ổn định của mạng.

TTL giúp ngăn chặn vòng lặp định tuyến

Phát hiện và tránh vấn đề về mạng

Việc loại bỏ các gói tin TTL đã hết hạn báo hiệu có những vấn đề tiềm ẩn trong mạng. Nguồn gốc của gói tin có thể nhận biết và điều chỉnh, chẳng hạn như chọn một đường dẫn khác để tránh các “blackhole” trong mạng, nhằm cải thiện độ tin cậy của việc truyền tải.

Tối ưu hóa hiệu suất CDN

Trong các mạng phân phối nội dung (CDN), TTL xác định thời gian mà nội dung được lưu trữ trong bộ nhớ đệm của CDN. Việc này giúp giảm tải cho máy chủ gốc và cải thiện tốc độ truy cập nội dung cho người dùng cuối.

TTL giúp tối ưu hóa hiệu suất CDN

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Khi nội dung được lưu trữ trong bộ nhớ đệm của CDN với TTL phù hợp, người dùng có thể truy cập nội dung nhanh hơn vì không cần phải tải dữ liệu từ máy chủ gốc, giúp website tải nhanh hơn cải thiện trải nghiệm người dùng.

Tăng độ tin cậy và bảo mật

TTL  giúp tăng cường bảo mật bằng cách giới hạn thời gian tồn tại của các gói tin độc hại, ngăn chặn chúng làm quá tải hệ thống, giảm nguy cơ bị tấn công (DDoS) hay những cuộc tấn công khác.

>> Cloud Flare Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Hướng Dẫn Cài Đặt Cloudflare

>> 10+ Cách Sửa Lỗi DNS Server Isn’t Responding Hiệu Quả

Time to live trong Ping

Khi sử dụng lệnh Ping, TTL network hỗ trợ việc phát hiện xem gói tin có thể đi đến đích hay bị chặn lại ở một điểm nào đó trong hành trình hay không. Lệnh Ping gửi một gói tin tới một địa chỉ IP cụ thể, trong mỗi gói tin đó TTL sẽ được thiết lập.

Mỗi khi gói tin đi qua một router hoặc gateway, giá trị TTL sẽ giảm đi một đơn vị. Khi giá trị TTL bằng 0 gói tin sẽ bị loại bỏ và một thông báo ICMP sẽ được gửi lại cho nguồn gốc.

Time to live trong Ping

TTL trong Ping đặc biệt hữu ích trong việc xác định độ trễ của mạng, phát hiện lỗi và kiểm tra các kết nối. Nếu TTL của một gói tin giảm về 0 trước khi đến đích, có nghĩa là đang gặp một sự cố nào đó làm gián đoạn quá trình di chuyển. Giá trị TTL giúp giới hạn sự lặp lại không mong muốn của gói tin trong mạng giúp giảm thiểu nghẽn mạng và cải thiện hiệu suất mạng.

Các giá trị TTL thông dụng trong Ping:

  • Giá trị mặc định: Giá trị TTL mặc định thường được đặt bởi hệ điều hành và có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống. Tuy nhiên, giá trị phổ biến thường dao động từ 64 đến 128.
  • Giá trị tối đa: Giá trị TTL tối đa là 255.

TTL trong DNS

TTL đại diện cho số giây mà bản ghi DNS sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm của máy chủ trước khi cần được cập nhật lại từ máy chủ gốc. Khi thời gian TTL hết hạn, máy chủ bộ nhớ đệm phải yêu cầu lại thông tin từ máy chủ có thẩm quyền để đảm bảo dữ liệu bản ghi DNS luôn chính xác. Việc điều chỉnh TTL phù hợp có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng và đảm bảo thông tin phân giải tên miền được cập nhật liên tục.

TTL trong DNS

Time to live trong HTTP

TTL trong HTTP được sử dụng để chỉ thời gian tồn tại của dữ liệu trong bộ nhớ đệm trước khi được làm mới. Thông thường, thời gian này được xác định bởi máy chủ web thông qua cài đặt cụ thể. Các giá trị TTL sẽ quyết định liệu nội dung có cần được tải lại từ máy chủ hay không. Khi TTL hết hạn, trình duyệt sẽ yêu cầu nội dung mới từ máy chủ, giúp người dùng luôn nhận được thông tin cập nhật nhất từ trang web.

TTL Exceeded

TTL Exceeded là tình trạng xảy ra khi các gói IP truyền lưu lượng qua trang web HTTP qua TCP nhưng vượt quá số Hop quy định trong bộ router. Mỗi gói IP được gán một giá trị TTL (Time to Live), giúp xác định số lượng bộ định tuyến mà gói đó có thể đi qua trước khi bị loại bỏ. Khi gói IP vượt qua giới hạn này, giá trị TTL sẽ giảm dần. Khi giá trị TTL đạt 0, gói IP sẽ bị bộ định tuyến từ chối và gửi phản hồi về cho người gửi với thông báo ICMP và mã lỗi TTL Exceeded. Điều này thường xảy ra khi có sự cố trong cấu hình mạng hoặc vòng lặp định tuyến gây ảnh hưởng đến hiệu suất truyền tải dữ liệu.

TTL Exceeded

Time to live trong DynamoDB

TTL trong cơ sở dữ liệu NoSQL của Amazon DynamoDB là một tính năng hỗ trợ người dùng quản lý Timestamp Per-ite. Bằng cách chỉ định một giá trị thời gian cho từng Item, người dùng có thể dễ dàng xác định khi nào các Item này sẽ hết hạn và tự động bị xóa khỏi bảng.

Một số khái niệm liên quan đến TTL

Để hiểu sâu hơn về TTL là gì, người dùng cần nắm rõ một số khái niệm liên quan đến giá trị này nhằm sử dụng TTL một cách hiệu quả hơn trong việc tối ưu hóa các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.

CNAME là gì?

CNAME (viết tắt của Canonical Name Record) là bản ghi tên quy chuẩn, đóng vai trò như một bí danh trong DNS. CNAME cho phép một tên miền trỏ tới một tên miền khác, giúp quản lý và tổ chức các tên miền dễ dàng hơn. Thông qua CNAME, các quản trị viên có thể chỉ định nhiều tên miền cho cùng một địa chỉ IP, mang lại sự linh hoạt và tiết kiệm trong việc quản lý tài nguyên mạng.

Khái niệm CNAME liên quan đến TTL

DomainKeys (DKIM) là gì?

DomainKeys là một phương thức xác thực email, được phát triển nhằm mục đích xác minh tính xác thực của tên miền cụ thể được ủy quyền bởi chủ sở hữu tên miền đó. DKIM sử dụng chữ ký số nhằm xác minh tính xác thực của email giúp ngăn chặn email giả mạo và giúp người nhận tránh khỏi những cuộc tấn công phishing email và email spam.

DomainKeys (DKIM) là gì?

>> DDNS Là Gì? Các Bước Đăng Ký DDNS

>> NameServer Là Gì? Cách Thay Đổi NameServer Tên Miền Chi Tiết

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cài đặt TTL là gì?

Nhiều người thường bỏ qua vai trò của TTL network trong việc tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, trước hết bạn cần hiểu rõ các yếu tố có thể tác động đến quá trình cài đặt TTL là gì.

Tính chất của nội dung

Các loại nội dung khác nhau có thể yêu cầu các cài đặt TTL khác nhau. Nội dung có tính chất tĩnh như hình ảnh hoặc tài liệu ít thay đổi có thể sử dụng TTL dài hơn, trong khi nội dung thường xuyên thay đổi như tin tức hoặc bài viết blog cần được cài đặt TTL ngắn để phản ánh các cập nhật kịp thời. Việc đánh giá tính chất của nội dung sẽ giúp quyết định giá trị TTL phù hợp.

Thời gian phản hồi của máy chủ

Nếu máy chủ phản hồi nhanh chóng và ổn định, giá trị TTL dài hơn có thể được áp dụng mà không gặp phải vấn đề về hiệu suất. Ngược lại, nếu máy chủ thường xuyên gặp phải tình trạng chậm trễ, TTL ngắn hơn sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Kết quả kiểm tra và giám sát

Việc kiểm tra và điều chỉnh giá trị TTL là cần thiết để duy trì hiệu suất tối ưu. Bằng cách phân tích hành vi người dùng và theo dõi các chỉ số hiệu suất, các nhà quản trị có thể tinh chỉnh giá trị TTL để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế của hệ thống. Sự linh hoạt trong việc điều chỉnh giá trị TTL sẽ giúp tối ưu hóa cài đặt một cách hiệu quả hơn.

Cách CDN đơn giản hóa cấu hình Time to live là gì?

Một số dịch vụ CDN cung cấp tính năng tự động điều chỉnh cấu hình Time to Live (TTL) dựa trên lưu lượng truy cập và hành vi người dùng. Cho phép các quản trị viên trang web không cần phải can thiệp thủ công, giảm bớt công sức trong việc quản lý cấu hình bộ nhớ cache.

Cách CDN đơn giản hóa cấu hình Time to live

Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu về cách người dùng tương tác với nội dung, CDN có thể điều chỉnh thời gian TTL cho từng loại nội dung một cách linh hoạt. Nếu nội dung ít được truy cập, thời gian TTL có thể được kéo dài, trong khi các nội dung đang được truy cập thường xuyên có thể có thời gian TTL ngắn hơn để đảm bảo sự cập nhật kịp thời.

Việc tối ưu hóa cấu hình TTL không chỉ cải thiện tốc độ tải trang mà còn giúp giảm bớt băng thông tiêu thụ, mang lại lợi ích lớn cho các trang web có lượng truy cập cao. Nhờ đó, người dùng sẽ có trải nghiệm mượt mà và liền mạch hơn khi truy cập nội dung trên trang web.

Các câu hỏi thường gặp về TTL là gì?

Những ai đã từng đọc qua về TTL là gì đều hiểu rõ TTL không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web mà còn liên quan đến cách thức mà dữ liệu được truyền đi và nhận lại. Tuy nhiên, vẫn còn một số thắc mắc phổ biến về thông số này chưa được giải đáp rộng rãi đến với người dùng.

Sự khác biệt giữa TTL “ngắn” và TTL “dài” là gì?

TTL “ngắn” thường được định nghĩa là bất kỳ bản ghi nào có giá trị TTL thấp hơn 86400 giây (24 giờ). Nghĩa là các bộ nhớ cache DNS sẽ xóa bản ghi sau khoảng thời gian này, dẫn đến việc máy chủ đệ quy phải gửi yêu cầu mới để lấy lại bản ghi.

Ngược lại, TTL “dài” là bất kỳ bản ghi nào có giá trị TTL lớn hơn 24 giờ, cho phép bản ghi được lưu trữ trong bộ nhớ cache lâu hơn, giảm thiểu số lượng truy vấn cần thiết và cải thiện hiệu suất của hệ thống DNS.

Tôi nên cập nhật cài đặt TTL bao lâu một lần?

Thông thường, việc cập nhật cài đặt TTL nên được thực hiện từ 1 đến 5 ngày một lần. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng có yêu cầu cao về tính khả dụng, như các trang web thương mại điện tử, việc cập nhật có thể cần diễn ra thường xuyên hơn để đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của dịch vụ.

Việc thay đổi TTL có hiệu quả ngay lập tức không?

Việc thay đổi TTL sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, mặc dù bản ghi sẽ được cập nhật theo giá trị TTL mới. Thực tế, một số máy chủ DNS có thể vẫn giữ lại giá trị cũ do các bản ghi đã được lưu trong bộ nhớ cache. Trong những trường hợp này, máy chủ sẽ cần phải đợi cho đến khi TTL của bản ghi hết hạn trước khi các giá trị cập nhật xuất hiện.

TTL đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của mạng lưới và đảm bảo dữ liệu được phân phối một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ về TTL là gì giúp các nhà quản lý hệ thống và người dùng cá nhân tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến của mình. Đội ngũ chuyên gia của MONA Host luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc thiết lập và điều chỉnh các tham số TTL, giúp trang web của bạn luôn trong trạng thái hoạt động mượt mà và hiệu quả. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!