Những bài văn đáng yêu, chân thực và vượt quá giới hạn văn mẫu của các học sinh khiến các bậc phụ huynh không thể nhịn cười.
Bạn đang xem: 10 bài văn miêu tả "cười ra nước mắt" của học trò thời nay
Mới đây chị Lê Thảo (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ bài thi học kỳ “khó nhịn cười” của cậu con trai lớp 2.
Với yêu cầu viết đoạn văn về một người thân, bé học sinh lớp 2 đã kể về anh trai của mình, chỉ…. xoay quanh những câu chuyện đi đây đi đó.
Chia sẻ với Viet
Nam
Net, chị Thảo cười: “Mình cũng dạy con nhiều về vẽ sơ đồ tư duy khi làm văn; nhưng với tính cách vẫn ham chơi nên khi làm bài con chả nhớ gì luôn, viết theo cảm tính. Đây là tả anh, chứ nếu tả mẹ chắc còn hay ho hơn, nhiều cung bậc hơn..".
Sau khi chia sẻ, nhiều người cho rằng bài văn dễ thương khi miêu tả đúng thực tế, hồn nhiên và thể nhiều tình cảm của bé dành cho anh trai của mình. Một số người bày tỏ sự thích thú khi bài văn cũng cho thấy cảm xúc thật của cậu bé. Đó là cảm nhận “anh lúc nào cũng ở bên em trong cuộc sống”.
Một phụ huynh chia sẻ: “Mình thấy con viết đúng và hay hơn là các bài văn mẫu. Con có thể tự do viết ra đúng suy nghĩ và cảm xúc của mình mới là cách học văn đúng”
Chị Nguyễn Lan Anh bình luận: “Bài văn đáng yêu quá! Mình thích các con được viết văn thật như thế này chứ không phải dập khuôn theo mẫu”.
Chị Trần Thu nhận xét: “Bài này nói về 1 người thân trong gia đình. Nói chung là hợp lý. Mẹ có thể hướng dẫn em viết thêm về hình dáng và tính cách nữa. Để tụi nhỏ nghĩ gì viết đó không phải hay hơn một bài học sinh cả nước cùng viết sao”.
Một bài văn tả chị của học sinh lớp 2. |
Chị Nguyễn Thị Minh Trà chia sẻ: “Con mình lớp 2 cũng vậy, toàn thấy tả anh trai. Lời văn các con đơn giản và ngây ngô lắm”.
Phụ huynh Lê Bích Thảo thì cho rằng như thế này “chưa nhằm nhò” so với bài văn của con mình. “Với đề yêu cầu kể về lớp học, con viết lớp em có 25 bạn sau đó liệt kê đủ tên của 25 bạn. Và kết luận em rất yêu lớp em”.
Một bài văn nói về người bạn của mình. |
Phụ huynh Vân Nga cũng góp chuyện con tả mèo: “Mèo nhà em cao 50cm. Dài 100cm. Đuôi dài 70cm. Đầu to bằng quả bóng đường kính 10cm”.
Vị phụ huynh không thể nhịn cười với lời phê của cô giáo “không tả mèo robot”.
“Khi lớp 1, con tả mẹ em to lớn và da đen. Thích nằm xem ti vi và thích ăn tôm hùm. Mình đọc mà không thể nhịn cười”.
Bài văn tả con chó có... "thân dài 1 mét" |
Chị Mai Trang chia sẻ về viêc con tả gia đình: “Mẹ em năm nay 47 tuổi( thực tế 37 tuổi), ba em 37 tuổi (thực tế 47 tuổi). Gia đình em sống không hạnh phúc, vì mẹ em hay la em và ba em. Nhà em mẹ là đại ca, em với ba sợ mẹ nhất”.
Cười ra nước mắt với vô vàn những bài văn của trẻ, song nhiều phụ huynh cho rằng với trẻ nhỏ thì những bài văn không nói lên điều gì quá to tát mà quan trọng là trẻ đã có tư duy độc lập.
Thanh Hùng
Bị chép phạt 100 lần vì từ chối làm bài văn tả thần tượng
- Một học sinh lớp 6 phải chép phạt 100 lần vì lý do không chịu làm bài văn do cô giáo ra đề kể về thần tượng. Lý do nữ sinh này đưa ra là dù biết cách làm nhưng em không có thần tượng nào cả.
Ngữ văn vốn dĩ là một môn học gây nhiều khó khăn cho phần lớn học sinh. Các em thường trong trạng thái bị động, lười tư duy, suy nghĩ và quan sát. Để giảm bớt phần nào những giây phút căng thẳng trong việc học của các em, sau đây gia sư văn Hà Nội xin được chia sẻ một số bài Văn “bá đạo” của những cô cậu học trò đang gây sốt trên cộng đồng mạng trong thời gian qua. Đọc xong, anh (chị) có thể rút ra được nhiều bài học cho mình, đặc biệt là trong việc dạy dỗ con trẻ kỹ năng quan sát, cảm nhận trước cuộc sống.

Ảnh: Minh hoạ
Nội dung chính
1. Viết về một loài chim hoặc gia cầm mà em yêu thích
“Vào buổi sáng, chú gà trông nhà em thường gáy ò ó oooo đánh thức em tỉnh dậy. Nhà của chú là một cái lồng sắt xinh xinh. Bộ lông mướt. Cái mào đỏ tươi như cái nơ trên đầu. Sở thích của chú là mổ thóc. Chú có thể đẻ ra những quả trứng khác nhau cho mẹ em và chăm con cũng rất khéo. Em rất yêu quý chú gà trống nhà em”
⇒ Đây quả là một bài văn bá đạo với một chú gà trống được nuôi trong lồng sắt và đẻ trứng rất tài ba.
2. Hãy giới thiệu về anh hoặc chị của em
“Em có một người chị tên là Quỳnh Trang, năm nay học lớp 11. Chị em rất kết anh Sơn Tùng M-TP. Anh Sơn Tùng rất đẹp trai, hát hay và nhảy đẹp. Anh ấy cười rất đẹp, quan tâm mọi người. Em rất thích nghe bài hát em của ngày hôm qua của anh Sơn Tùng. Giọng nói anh ấy rất dễ thương, anh ấy rất thích chọc ghẹo mọi người và rất hay bị tưng. Em cũng rất thích anh Sơn Tùng và xem ảnh như anh trai của mình”
⇒ Fan “sky” đây rồi! Không biết cậu đang giới thiệu về chị hay giới thiệu về anh ca sĩ Sơn Tùng M-TP nữa.
3. Đề thực hành: Cứu người bị tai nạn điện
“Vào hôm qua, khi đi qua công viên Mỹ, em thấy có các bạn trẻ trâu đang chơi thả diều, những con diều màu hường đẹp mắt. Sau đó, có một con diều bị quấn vào dây điện giật và ngất. Lúc đo, em đang ở Việt Nam nên không biết gì, nên chẳng làm gì cả”
⇒ Cậu học sinh này có khả năng phân thân chăng? Con diều của bọn “trẻ trâu” còn bị điện giật và ngất. Ý tưởng đầy táo bạo đấy cậu bé!
4. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về một môn học mà em yêu thích nhất
“Hôm nay, giáo viên chúng em bắt chúng em viết một bài văn về môn học mà mình thích nhất. Nhưng em chả thích môn gì ngoài môn công nghệ thông tin. Em học môn này đơn giản vì chỉ để phục vụ em chơi game, em rất thích chơi game. Ước mơ sau này của em là trở thành một gam thủ chuyên nghiệp để kiếm tiến và không phải làm gì cả”
⇒ Lời phê của giáo viên “Cô sợ em quá”. Cậu học trò này cũng thú vị đấy chứ!
5. Viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố tưởng tượng
“Lão Hạc có một con chó tên là vàng. Lão coi con chó như người bạn tri kỉ của mình. Hàng ngày, lão rủ con chó đi đánh bạc, nhậu nhẹt đến khuya mới về. Lão Hạc dùng iphone 6S, còn vàng dùng iphone 5SE. Mỗi ngày, cậu vàng ăn 4 bát cơm và uống một chai sờ- tinh. Món ăn cậu vàng yêu thích nhất là sườn xào chua ngọt, bún đậu mắm tôm. Tối đến, cậu vàng đi quẩy nhiệt tình với mấy em hàng xóm”
⇒ Nhà văn Nam Cao chắc phải “cạn lời” với bài văn này. Cậu vàng bỗng dưng trở thành một cậu ấm con nhà giàu khi sài iphone và đi quẩy hàng đêm với mấy em hàng xóm.
6. Hãy tưởng tượng trường em sau 10 năm
– “Alo! Mày hả
– Ừ, tao nè, có chuyện gì không?
– Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao nhé
– Oki
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. “Ôi”, một tiếng “ôi” của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau 10 năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Kí 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi, không có gì để tả”
⇒ Một ý tưởng khá hay đấy chứ. Trường sập rồi thì không có gì để tả nữa.
7. Bài văn tả bà nội
“Bà nội em năm này ngoài 80 tuổi. Bà dài 1 mét, rộng 2 mét. Mỗi sáng thức dậy bà thường cất tiếng gọi thất thanh để đánh thức cả nhà em tỉnh dậy. Sở thích của bà là tụ tập nói chuyện từ sáng đến chiều với mấy bà hàng xóm. Bà rất thích nghe nhạc của anh Sơn Tùng M-TP đặc biệt là bài cơn mưa ngang qua”
⇒ Bà nội của cậu học sinh này hình chữ nhật chăng?
8. Bài văn tả ông nội của học sinh lớp 2
“Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì mà chỉ chùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây”.
⇒ Có bạn học sinh nào thấy ông nội mình giống thế này không nhỉ? hì hì
9. Bài văn tả cây mồng tơi
“Nhà em có rất nhiều loại cây: cây đào, cây chuối, cây rau rền, cây xoài,… Nhưng trong số đó, em thích nhất là cây mồng tơi. Cây cao khoảng 1 mét, có màu xanh. Hàng ngày, em thường trèo lên cây mồng tơi hóng mát”
⇒ Cây mồng tơi của nhà học sinh này chắc bị biến đổi gen.
Xem thêm: Tên Và Ảnh 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc Bao Nhiêu Cái Tên Có Thật Trong Lịch Sử
10. Tả con gà trống nhà em
“Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi. Càng lớn chú càng giống gà mái”.
⇒ Các bạn có cách gì giúp em học sinh này phân biệt gà trống và gà mái không nào?