Thực tiễn hoạt động khám, chữa bệnh tại nhiều nước phát triển trên thế giới cho thấy bên cạnh loại hình nhân viên y tế trong lĩnh vực dược là “Dược sĩ bệnh viện” đã chứng minh tính cần thiết và không thể thiếu trong nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, thì một loại hình nhân viên y tế khác không kém phần quan trọng giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân tại cộng đồng đó là “Dược sĩ cộng đồng”.


Vai trò của “Dược sĩ cộng đồng” đã được TCYTTG xác định từ rất lâu (qua chuyên đề “The Role of the Pharmacist in the Health Care System” – TCYTTG, 1994), cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “Dược sĩ cộng đồng là các chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với công chúng. Họ cung cấp thuốc theo toa, hoặc khi được pháp luật cho phép, bán thuốc mà không cần toa. Ngoài việc đảm bảo cung cấp chính xác các sản phẩm phù hợp, dược sĩ cộng đồng còn đảm trách các hoạt động chuyên môn bao gồm: tư vấn cho bệnh nhân tại thời điểm phân phối thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, thông tin thuốc cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng nói chung, và tham gia vào các chương trình tăng cường sức khỏe. Dược sĩ cộng đồng duy trì liên kết với các nhân viên y tế khác trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.”

Tầm nhìn của các nước phát triển về vai trò của Dược sĩ cộng đồng:

Sự thiếu hụt nhân viên y tế ở Châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt tùy thuộc vào hệ thống y tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có sự chồng chéo ngày càng tăng về vai trò chuyên môn, hệ thống y tế hiện đại đòi hỏi nhân viên y tế phải làm việc theo nhóm, quản lý sức khỏe của người bệnh thông minh hơn, sử dụng phương pháp tích hợp và đa ngành. Để đáp ứng xu hướng này, vai trò của dược sĩ ở nhiều nước Châu Âu đang phát triển theo hướng tập trung vào người bệnh nhân hơn và mở rộng số lượng dịch vụ chăm sóc ban đầu có sẵn thông qua các nhà thuốc cộng đồng.

Bạn đang xem: Cách sử dụng công nghệ truyền thông trong việc tăng cường giám sát và phân phối dược phẩm liên quan đến gan

Việc sử dụng các giải pháp sức khỏe kỹ thuật số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đang mở rộng nhanh chóng trong chăm sóc sức khỏe. Những công nghệ này có thể làm cho các quy trình dược phẩm hiệu quả hơn, tạo ra giá trị gia tăng dễ dàng hơn và cho phép các nhà thuốc cộng đồng theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ và theo dõi tiến trình của họ trong quá trình trị liệu. Hiện tại, họ đã đầu tư các nguồn lực đáng kể để cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.

Có thể nói, các nước phát triển tại Châu Âu là những quốc gia đi đầu về phát triển “Dược sĩ cộng đồng”, gần đây tổ chức Nhóm Dược của Liên minh Châu Âu (Pharmaceutical Group of the European Uninion – PGEU) đã xây dựng tầm nhìn chiến lược của dược cộng đồng đến năm 2030. Theo đó, dược sĩ cộng đồng không chỉ cung ứng thuốc cho cộng đồng mà còn có các vai trò trong: (1) Đảm bảo chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh, (2) Cải thiện sức khoẻ cộng đồng, (3) Đảm bảo người dân tiếp cận thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, (4) Góp phần cho tính bền vững của các hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Dưới đây là tóm lược những khuyến cáo cụ thể của PGEU về vai trò của Dược sĩ cộng đồng (theo “PHARMACY 2030: A Vision for Community Pharmacy in Europe” – PGEU):

Dược sĩ cộng đồng đảm bảo chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh:

1. Tối đa hóa lợi ích của sự tham gia của dược sĩ cộng đồng đối với bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng cách thực hiện một cách có hệ thống các dịch vụ dược phẩm hướng đến cải thiện kết quả điều trị, sự tuân thủ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc của người bệnh.

2. Thu hút các dược sĩ cộng đồng trong các mô hình chăm sóc hợp tác. Để đạt được sự chăm sóc tích hợp thực sự nên kết hợp sức mạnh và năng lực của từng thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe.

3. Cho phép dược sĩ cộng đồng quyền tiếp cận vào thông tin sức khỏe của người bệnh và danh sách thuốc mà họ đang sử dụng. Điều này có thể được thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử được chia sẻ, trong khi tôn trọng các quy tắc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Điều này sẽ đảm bảo tính liên tục của chăm sóc dược, bao gồm cả trong quá trình chuyển đổi bệnh nhân giữa các cơ sở chăm sóc ban đầu và tại bệnh viện. Tư vấn cho người dùng cuối (end-users), đặc biệt là dược sĩ cộng đồng về các giải pháp ứng dụng CNTT mới trong chăm sóc sức khỏe.

4. Hỗ trợ dược sĩ tích hợp dược động học, quy tắc lâm sàng với dữ liệu thế giới thực (real-world data) trong thực hành hàng ngày của họ. Điều này sẽ cải thiện sự an toàn của bệnh nhân và tăng lợi ích của dược lý. Dược sĩ cũng nên được tích hợp tốt hơn và được tư vấn trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Dược sĩ cộng đồng tham gia cải thiện sức khoẻ cộng đồng:

5. Hỗ trợ dược sĩ cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe, quản lý thuốc, tăng cường sức khỏe và giáo dục sức khoẻ để giúp giảm gánh nặng chung của các bệnh mạn tính và cuối cùng hỗ trợ tăng cường năng lực cho người dân tự quản lý các bệnh mạn tính.

6. Thiết lập khung pháp lý (khi cần thiết) cho phép và hỗ trợ dược sĩ cộng đồng đóng vai trò nổi bật hơn trong các can thiệp phòng ngừa và y tế công cộng. Điều này sẽ tối đa hóa giá trị của mạng lưới nhà thuốc cộng đồng mà họ phục vụ.

Dược sĩ cộng đồng tham gia đảm bảo cho người dân tiếp cận thuốc và dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

7. Giúp dược sĩ tham gia các hoạt động đảm bảo người dân có thể tiếp cận điều trị đầy đủ gần nhà hoặc nơi làm việc, bằng cách trao quyền cho họ:

a) Cung cấp đầy đủ các loại thuốc trong các nhà thuốc cộng đồng;

b) Cung cấp thuốc đến các cơ sở chăm sóc (care home) và tại nhà bệnh nhân;

c) Hỗ trợ người bệnh với phác đồ điều trị phức tạp;

d) Cung cấp một loạt các thiết bị y tế trong các nhà thuốc cộng đồng;

Dược sĩ cộng đồng góp phần cho tính bền vững của các hệ thống chăm sóc sức khoẻ:

8. Đảm bảo thu nhập của dược sĩ cộng đồng phản ánh đúng sự đóng góp của họ trong việc cải thiện chăm sóc dược, giảm gánh nặng cho các dịch vụ y tế khác và hỗ trợ sự bền vững và khả năng phục hồi của các hệ thống y tế.

Một số mô hình hoạt động của “Dược sĩ cộng đồng” tại các nước EU:

Tại Pháp, mô hình “Dossier Pharmaceutique” (Hồ sơ thuốc) là một hồ sơ thuốc điện tử của bệnh nhân ghi lại những thuốc gần đây bệnh nhân đã sử dụng (được kê đơn hoặc không kê đơn). Hồ sơ thuốc điện tử được quản lý bởi các dược sĩ cộng đồng và có thể được truy cập bởi các dược sĩ cộng đồng và nhân viên y tế khác được ủy quyền. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thuốc như tương tác, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc trùng lắp, theo dõi tuân thủ điều trị, cung cấp thuốc và quản lý thu hồi thuốc và cảnh báo an toàn.

Tại Đan Mạch, mô hình “Dịch vụ hỗ trợ sự tuân thủ” đã được giới thiệu tại các nhà thuốc dành cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính có vấn đề về tuân thủ điều trị. Dịch vụ này cung cấp tư vấn riêng giữa dược sĩ và bệnh nhân đang dùng thuốc kéo dài hơn 12 tháng và đang gặp vấn đề với việc tuân thủ. Mục đích là giúp bệnh nhân đạt được sự tuân thủ trị liệu tốt hơn bằng cách cho họ thông tin và lời khuyên về việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý đồng thời hướng dẫn các biện pháp lối sống lành mạnh.

Tại Bỉ, Hiệp hội Dược sĩ tại Bỉ (APB) tạo ra sản phẩm cảnh giác dược cụ thể có sẵn tại điểm pha chế. Một dịch vụ trên nền tảng web tích hợp trong phần mềm phân phối dược phẩm cảnh báo dược sĩ nếu một loại thuốc cần chịu sự giám sát bổ sung. Ứng dụng này còn chỉ ra những thông tin và tài liệu giáo dục hiện có như là một phần của kế hoạch quản lý rủi ro.

Tại Tây Ban Nha, thành lập một trung tâm dịch vụ kỹ thuật số về dược phẩm có tên là “nodofarma”. Điều này đã mở ra những khả năng mới để tích hợp và khả năng tương tác và cung cấp hỗ trợ cho các dịch vụ chuyên nghiệp về cung ứng dược phẩm, chúng được tích hợp một cách linh hoạt và an toàn với tiềm năng phát triển trong tương lai.

Ở Tây Ban Nha còn có một hệ thống truyền thông gọi là CISMED. Đây là một nền tảng nơi hơn 6.000 nhà thuốc báo cáo các loại thuốc mà họ không thể đặt hàng - hàng ngày - cho nhà thuốc của họ. Thông tin này giúp xác định các tình huống chung về việc cung cấp thuốc không thường xuyên cho nhà thuốc mà sau đó được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.

Tại Canada, các dược sĩ cộng đồng cung cấp các chương trình quản lý thuốc cho bệnh nhân mắc một hoặc nhiều bệnh mạn tính. Các chương trình này bao gồm đánh giá, thiết lập các mục tiêu sức khỏe rõ ràng, theo dõi và quản lý sử dụng thuốc và giúp bệnh nhân quản lý các điều kiện chăm sóc hiệu quả hơn. Những dịch vụ này đã chứng minh hiệu quả chi phí và đã cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Tại Bồ Đào Nha, dược sĩ có thể thực hiện tiêm phòng cúm theo mùa, như trường hợp ở một số quốc gia khác. Để cung cấp dịch vụ này, dược sĩ cộng đồng tại Bồ Đào Nha cần đáp ứng một số yêu cầu và tiêu chuẩn, bao gồm: (1) Đào tạo bắt buộc về tiêm chủng; (2) Tái chứng nhận mỗi 5 năm; (3) Bằng chứng về hoạt động liên tục; (4) Chứng nhận về hồi sức cấp cứu cơ bản. Ngoài ra, các hiệu thuốc phải có một phòng thích hợp để quản lý tiêm chủng với các thiết bị cần thiết. Họ cũng phải có khả năng quản lý bất kỳ sự cố phản vệ nào (ví dụ adrenaline do dược sĩ quản lý).

Tại Ý, trong Tuần lễ Đái tháo đường quốc tế, các dược sĩ phối hợp với các bên liên quan khác cung cấp chiến dịch sàng lọc bệnh tiểu đường tại các nhà thuốc, bao gồm hỗ trợ bệnh nhân kiểm tra đường huyết và hoàn thành xác nhận. Kiểm tra điểm rủi ro bệnh tiểu đường (FINDRISC), cũng như đưa ra lời khuyên về các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa.

Tại Thụy Sĩ, các bác sĩ chăm sóc ban đầu và dược sĩ cộng đồng làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ chăm sóc thông qua nhà thuốc trong dịch vụ “net
Care”. Dược sĩ sàng lọc ban đầu bằng cách sử dụng cây quyết định (decision tree). Sau đó, bệnh nhân được điều trị bởi dược sĩ; bệnh nhân có thể được bác sĩ tư vấn qua video trong nhà thuốc hoặc giới thiệu đến bác sĩ để được tư vấn theo cách truyền thống hoặc để được điều trị khi cần thiết. Bệnh nhân nhận được một cuộc gọi ba ngày sau khi điều trị để đánh giá dịch vụ. Dược sĩ trong dự án net
Care phải trải qua đào tạo để biết cách sử dụng cây quyết định trước khi cung cấp dịch vụ. Một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả, an toàn theo luật bảo hiểm y tế ở Thụy Sĩ đã được thực hiện. Kết quả cho thấy 73% các trường hợp đã được xử lý bởi dược sĩ, 20% bằng cách làm việc từ xa với bác sĩ và 7% còn lại được chuyển đến bác sĩ để được tư vấn hoặc chăm sóc. Dịch vụ này được chi trả bởi các công ty bảo hiểm y tế.

Cuối tháng 12/2017, Thế giới Di động (MWB) mở nhà thuốc An Khang chính thức đánh dấu sự tham gia của mình vào lĩnh vực Dược phẩm. Đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện cho thấy sự tham gia của các “Ông” lớn Công nghệ vào thị trường Dược phẩm đầy tiềm năng khi trước đó là FPT Retail hay Digital World và sắp tới là Nguyễn Kim. Có lẽ chưa ngành nào nhận được sự quan tâm cùng lúc nhiều như vậy của các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ.

Dù không có kinh nghiệm về một lĩnh vực đầy đặc thù nhưng nhờ nguồn nội lực mạnh cùng khả năng xây dựng kênh phân phối, các doanh nghiệp công nghệ đều đầy tự tin có thể khai thác được thị trường 5,2 tỷ USD vốn đang không có một thủ lĩnh. Điều này gợi nhớ lại khi Thế giới di động nhảy vào thị trường bán lẻ điện thoại, lúc đó thị trường manh mún, không có trật tự, cuộc chơi dường như chỉ có FPT “một mình một chợ”. Và chỉ sau một thời gian ngắn, MWB đã vươn lên chiếm tới 40% thị phần thiết bị di động.

Liệu lịch sử trong ngành bán lẻ điện thoại có lặp lại với ngành Dược phẩm? Lỗ hổng của các doanh nghiệp Dược hiện nay là gì? Làm cách nào để nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong năm 2018?

Củng cố sức mạnh thông qua hệ thống phân phối bán lẻ

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Dược Việt Nam nằm ở khâu phân phối sản phẩm. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống bán buôn – dù việc bán hàng sẽ nhẹ nhàng hơn (vì chỉ giao cho một số đầu mối đảm nhiệm việc phân phối) nhưng tính lệ thuộc rất cao và dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng. Nếu mối quan hệ với nhà phân phối có trục trặc, việc kinh doanh sẽ ngay lập tức gián đoạn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục thay đổi chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường.

Mở rộng kênh OTC: Việc chuyển dịch từ kênh bán hàng ETC (đấu thầu thuốc tại bệnh viện) sang kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc) cần được chú trọng nhiều hơn. Theo khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về chiến lược của doanh nghiệp Dược Việt trong năm 2018 thì có 67% doanh nghiệp phản hồi sẽ phát triển, mở rộng kênh OTC. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp đang dần quan tâm nhiều hơn tới 50.000 nhà thuốc bán lẻ ngoài thị trường (nắm giữ tới 95% thị phần).

Thực tế những doanh nghiệp Dược biết cách tận dụng kênh OTC luôn có tốc độ phát triển nhanh. Traphaco – doanh nghiệp Dược uy tín nhất Việt Nam năm 2017 (theo xếp hạng của Vietnam Report) từ vài năm trước đã phát triển hệ thống phân phối với 23.000 nhà thuốc từ Bắc đến Nam và khả năng kiểm soát giá bán đồng nhất trên toàn quốc. Đến nay, gần 80% doanh thu đến từ thị trường OTC nhờ vào hệ thống phân phối, đạt gần 1,3 nghìn tỷ đồng năm 2016. Hay Dược Hậu Giang cũng phát triển kênh phân phối xuống từng huyện xã, tận dụng tối đa từng cửa hàng thuốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

*

Hợp tác phân phối sản phẩm với Chuỗi nhà thuốc GPP: Thế giới di động tham gia thị trường Dược phẩm với mục tiêu xây dựng khoảng 500 nhà thuốc của riêng mình và mới đây đã khai trương cửa hàng đầu tiên mang tên An Khang (tên trước đó là Phúc An Khang). Đây là một chiến lược rất khôn ngoan bởi dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ và người dân vẫn giữ thói quen mua thuốc tại cửa hàng truyền thống nhưng chắc chắn việc xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP sẽ là xu hướng của tương lai. Bởi mức sống của người dân ngày càng tăng, tầng lớp người tiêu dùng mới (những người có hiểu biết về lĩnh vực sức khỏe nói chung và dược phẩm nói riêng) xuất hiện ngày càng nhiều; họ biết tìm những địa chỉ tin cậy để lắng nghe tư vấn về sức khỏe. Khi đấy chuỗi nhà thuốc với việc đáp ứng tiêu chuẩn về tư vấn, quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

Thay vì chỉ tập trung vào việc mở rộng phân phối đến từng điểm bán lẻ thì việc xây dựng chuỗi nhà thuốc cần được quan tâm. Nó không chỉ phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ chính phủ. Đối với những doanh nghiệp không có khả năng xây dựng chuỗi nhà thuốc riêng, hướng đi tốt nhất là hợp tác với những đơn vị phân phối thuốc trên thị trường như Phano, Pharmacy hay Vista. Đây đều là những tên tuổi hàng đầu khi sở hữu chuỗi nhà thuốc GPP chất lượng, tăng dần theo năm.

Phân phối thông qua Siêu thị thuốc: Đây là mô hình kinh doanh phổ biến tại Philipines, Mỹ, Canada kết hợp bán thuốc với các sản phẩm hóa dược, thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Dù mới chỉ có một số đơn vị như Mediacare, Guardian triển khai nhưng chắc chắn mô hình phân phối hiện đại này sẽ nở rộ trong tương lai. Mới đây nhất vào tháng 12/2017 Dược Trường Thọ bên cạnh kênh truyền thống cũng đã đẩy mạnh việc phân phối tới hệ thống Siêu thị thuốc Việt trên địa bàn Hà Nội nhằm tăng khả năng cạnh tranh trước việc có quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực này.

*

Tuy nhiên, thách thức cho mô hình này là người Việt Nam chỉ quen mua thuốc lẻ, từng viên (mỗi loại 3 – 5 viên; không mua theo hộp) và cũng không có thói quen mua dược phẩm kết hợp mỹ phẩm. Vì vậy yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bán lẻ dược phẩm hiện đại nói chung và qua kênh siêu thị nói riêng là người tiêu dùng phải thay đổi nhận thức và thói quen. Đồng thời không phải thuốc nào cũng bán được trong siêu thị, sẽ chỉ cho phép bán các loại thuốc thông thường, không cần kê đơn như thuốc cảm, sổ mũi, vitamin…

Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối với dược sĩ: Khác biệt hoàn toàn với FMCG, Dược phẩm là lĩnh vực có tính bất đối xứng thông tin rất cao giữa người cung cấp thuốc (bác sĩ, dược sĩ) và người sử dụng, nên tính lệ thuộc của bệnh nhân vào thầy thuốc rất cao. Nghĩa là họ không có quyền thương lượng trong giao dịch khám chữa bệnh của chính bản thân; chỉ biết ngày uống mấy lần, trước hay sau khi ăn. Vì vậy, bác sĩ và dược sĩ là người quyết định thuốc có được bán hay không, còn các mắt xích trong kênh phân phối chỉ làm nhiệm vụ trung gian đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để được đối tượng này chiếu cố công ty dược cần phải có đội ngũ tiếp thị (trình dược viên) có khả năng giao tiếp cùng một khoản “trà nước” để gia tăng sức thuyết phục. Cũng cần nói rằng vai trò của trình dược viên là tích cực vì không có độ ngũ này cung cấp kiến thức mới về thuốc, bác sĩ cũng khó mà cập nhật nổi tình hình thay đổi nhanh chóng của công nghệ hóa dược

Xu hướng phát triển kênh bán hàng OTC ngành Dược

Xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP – xu hướng mới trong phân phối ngành Dược

Quản lý hệ thống phân phối ngành Dược phẩm

Quan tâm đến trải nghiệm của người tiêu dùng cuối

Nếu đặt trong cán cân so sánh, Dược phẩm có lẽ nằm trong “blacklist” những lĩnh vực chậm chuyển đổi, quan tâm đến trải nghiệm, thói quen người tiêu dùng. Điều này xuất phát từ việc người tiêu dùng hoàn toàn bị động trong việc mua sắm hàng hóa, phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ – dược sĩ. Hãy thử phân tích cách làm của Thế giới di động, để thấy được lý do vì sao mọi người hy vọng “ông” lớn công nghệ này sẽ làm thay đổi hoạt động của ngành Dược phẩm.

Xem thêm: Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh, lưu ý khi dùng thuốc

*

Website thương mại điện tử: Cung cấp đầy đủ thông tin về lĩnh vực dược phẩm, giá thành các loại thuốc trong tương quan so sánh với thị trường. Người truy cập có thể trực tiếp khiếu nại hoặc xin tư vấn về các loại bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên trách sẽ hỗ trợ – giải đáp vấn đề.

Quay trở lại với các doanh nghiệp Dược phẩm truyền thống, do quan niệm “mình chỉ sản xuất; việc bán và quảng bá là công việc của nhà phân phối” nên hầu như họ không có bất cứ một sự đầu tư nào cho trải nghiệm người dùng. Website nghèo nàn về thông tin và gần như không có hoạt động trong thời gian dài, thiếu thông tin về sản phẩm, thiếu sự kết nối

Khi sức ép từ các doanh nghiệp “ngoại lai” ngày càng lớn, doanh nghiệp Dược phẩm buộc phải thay đổi để có thể cạnh tranh trước khi thị trường bị chiếm lĩnh. Quan tâm đến trải nghiệm người dùng, ứng dụng công nghệ để kết nối, công khai minh bạch giá, sẵn sàng giải đáp thắc mắc – khiếu nại… là một số giải pháp cần làm luôn trước khi bị đá khỏi cuộc chơi giành thị phần.

Thay đổi tư duy quản lý hệ thống phân phối

Song song với quá trình mở rộng phân phối, doanh nghiệp cần thay đổi cách thức quản lý. Hiện nay dù đã chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0 tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp Dược tại Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng hình thức quản lý 3.0 thậm chí 2.0. Điều này xuất phát từ tâm lý cố hữu “tập trung vào sản xuất nhiều hơn là cho phân phối sản phẩm”. Theo khảo sát của Mobi
Work – đơn vị cung cấp giải pháp quản lý hệ thống phân phối; mới chỉ có khoảng 2-3% doanh nghiệp Dược áp dụng công nghệ vào trong kênh phân phối. Số doanh nghiệp còn lại vẫn đang áp dụng những hình thức quản lý thủ công, dẫn đến những thách thức lớn trong việc đánh giá đúng năng lực, chuẩn hóa quy trình làm việc của trình dược viên; thu thập thông tin thị trường; quản lý hoạt động kinh doanh điểm bán; hỗ trợ thương mại…

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, ngay từ lúc này các doanh nghiệp Dược cần hiện đại hóa quy trình quản lý hệ thống phân phối, trong đó lưu ý một số điểm như:

Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ bán hàng trên thiết bị di động, máy tính bảng cho Trình dược viên, Giám sát. Việc này giúp nhân viên có đầy đủ thông tin khi gặp khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng đơn hàng, theo dõi chỉ tiêu ngay trên Smartphone
Thứ ba: Giám sát chặt chẽ hoạt động của đội ngũ trình dược viên: Mọi thông tin như vị trí, thời gian làm việc, lộ trình di chuyển.. cần được theo dõi gửi về cho nhà quản lý; tránh tình trạng nhân viên không làm việc.Thứ tư: Lãnh đạo sử dụng thiết bị máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng khi kết nối sẽ thấy toàn bộ dữ liệu kinh doanh của công ty. Khi nhân viên sử dụng thiết bị di động, máy tính sẽ ghi nhận được tất cả từ khi người nhân viên đến với khách hàng, biết được họ giao dịch gì, họ đang ở gần điểm bán không và họ chăm sóc khách hàng như thế nào? Bộ phận kế toán có thể truy cập vào hệ thống để ghi nhận các vấn đề về đơn hàng, giá bán…